Nhập tỉnh bỏ huyện, Tô Lâm châm ngòi cuộc chiến sống còn trong Đảng

Cựu  Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Ngọc Đường cho rằng, việc Bộ Chính trị và Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng sắp xếp bỏ cấp huyện, sáp nhập cấp tỉnh là phù hợp với xu thế, giúp mở ra không gian phát triển mới, rộng lớn hơn. 

Việc tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã, phường) sẽ giúp môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh, phục vụ người dân, doanh nghiệp nhanh chóng và thuận lợi hơn rất nhiều, so với việc phải qua thêm cấp trung gian – cấp huyện.

Bỏ cấp trung gian để tinh gọn bộ máy là cần thiết. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là bộ máy tỉnh trước đây quản lý quận huyện với số lượng ít hơn, giờ quản lý cấp xã thì số lượng tăng lên hàng chục lần. Liệu với bộ máy đó, con người đó, Chính quyền tỉnh có kham nổi hay không? Đấy là chưa kể đến việc, khi sáp nhập tỉnh, dân số tăng lên, số lượng phường Xã cũng tăng lên.

Trước đây, cấp huyện chia lửa cho cấp tỉnh, nay cấp tỉnh ôm hết việc. Trong khi đó, năng lực quan tỉnh vẫn như thế. Nếu thay đổi một cách đột ngột sẽ tạo ra cú sốc, rất có thể vấn đề mới lại phát sinh rồi lại tốn tiền tốn thời gian trả lại mô hình cũ.

Khi cấp tỉnh quản lý trực tiếp cấp xã, thì tiền cống nạp từ cấp xã lên trên cũng trực tiếp hơn, quan huyện mất miếng ăn không nhỏ. Mất miếng ăn hàng loạt sẽ bất mãn Tô Lâm.

Thật ra mô hình tinh giản cấp trung gian là đúng, nhưng liệu Tô Lâm có nắm hết những vấn đề khó khăn hay không? Cái gọi là “con người mới xã hội chủ nghĩa” là loại người thiếu năng lực quản trị, chỉ giỏi hành dân, vắt kiệt sức dân để thu lợi. Vậy thì làm sao họ quản trị một mô hình chính quyền với cấp dưới đông hơn chục lần?

Thật ra, muốn bỏ cấp trung gian thì phải đi kèm với cơ chế dân chủ hơn, tăng cường tính tự trị của địa phương. Ví dụ như mô hình quan chức địa phương có quyền tự ứng cử, và được Đại biểu Hội đồng Nhân dân bầu một cách dân chủ. Chỉ có người địa phương mới hiểu địa phương mình, và cũng chỉ có người địa phương mới biết ai trong bộ máy chính quyền địa phương có năng lực.

Cơ chế thuyên chuyển của Đảng Cộng sản đã tạo ra những lãnh đạo không năng lực, không biết quản trị. Tâm lý người được bổ nhiệm chỉ ngồi cho có tụ, rồi đến lượt sẽ được thăng chức. Ví dụ như Nguyễn Thanh Nghị chỉ ngồi ghế Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh chưa đầy 1 năm, thì ông ta làm sao biết việc mà điều hành? Thậm chí còn chưa quen việc đã phải nhảy ghế. Đối với cấp xã cũng thế, từ đó nó khiến việc cấp dưới dồn lên khiến cấp trên, nhưng không có khả năng giải quyết công việc, trong khi năng lực lãnh đạo thì vô cùng yếu kém.

Muốn có mô hình ít đơn vị trung gian như xứ dân chủ, thì ông Tô Lâm cần phải tạo ra cơ chế giống xứ này, và con yếu tố con người cũng tương tự họ. Vì thế, kế sách nhập tỉnh, bỏ huyện của Tô Lâm xem ra là thất bại được báo trước.

Ngoài ra, mối nguy đến với Tô Lâm từ chính sách này, không chỉ là tính phi thực tế mà nó còn có nguy cơ tiềm ẩn. Chính Tô Lâm đang đập bể hàng loạt chén cơm của quan chức cấp huyện và tỉnh. Điều này khiến  Tô Lâm gặp những chống đối từ trong Đảng. Họ phản kháng để bảo vệ chén cơm bao lâu nay họ đang có.

Trước mắt, quân đội đang muốn kiểm soát chặt chẽ truyền thông. Họ có khả năng dùng truyền thông hạn chế tính hiệu quả chính sách của Tô Lâm. Còn về việc thực thi, thì Quốc hội và Chính phủ đang chống lại chính sách dẹp bỏ cấp trung gian như tòa án, hội đồng nhân dân và viện kiểm sát nhân dân cấp huyện. 

Những chống đối này ban đầu chỉ là đốm lửa nhưng nó rất dễ bùng lên, khi mà các lãnh đạo cấp trung gian bị Tô Lâm đập vỡ chén cơm.

Nếu Tô Lâm tiếp tục không lùi bước, có thể trong tương lai sẽ xảy ra cuộc chiến sống còn giữa Tô Lâm và phần còn lại trong Đảng.

Hoàng Phúc-Thoibao.de