Sự bế tắc của Nghị Định 168 và cảnh báo của Chủ tịch Lương Cường cho thấy điều gì?

Sáng 12/2, Quốc hội thảo luận tổ về Luật sửa đổi của Luật Tổ chức Quốc hội. Tại tổ Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Lương Cường đã khẳng định, “Tinh gọn thì bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ”.

Theo giới quan sát, phát biểu Chủ tịch nước Lương Cường đã cho thấy, việc sắp xếp tinh gọn bộ máy nhà nước cần phải coi trọng vấn đề hiệu năng và hiệu quả, tránh để xảy ra lối làm việc “dục tốc, bất đạt”.

Đây được cho là một trong những sai lầm của Đại tướng Tô Lâm, khi đã liên tiếp mắc phải kể từ khi trở thành Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà Nghị định 168 là một ví dụ điển hình.

Sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ, năm 2025, trên mạng xã hội và truyền thông quốc tế đã xuất hiện trở lại, nhiều bài viết đề cập tới tình trạng ùn tắc “không lối thoát” ở Hà Nội và Sài Gòn.

Theo đó, tình trạng ùn tắc “chưa từng thấy” hoàn toàn không phải vì lý do cho rằng, trước Tết người dân ra đường nhiều để mua sắm.

Theo giới chuyên gia, nạn ùn tắc giao thông ở 2 đô thị lớn vừa kể không phải là vấn đề mới xảy ra, mà đã có từ rất. Mức độ ùn tắc gia tăng năm sau cao hơn năm trước, bởi vì hạ tầng giao thông bị quá tải, không được đầu tư mở rộng.

Nhưng kể từ đầu năm 2025, khi áp dụng Nghị định 168, mức phạt quá cao đã làm cho giao thông càng ùn tắc hơn. Bởi lý do, dân chúng ý thức được việc vi phạm luật giao thông, sẽ mất một số tiền phạt không hề nhỏ.

Dân nghiêm chỉnh tuân thủ luật lệ là điều có thật, trật tự hơn, ngăn nắp hơn, nhưng… đã khiến cho cảnh đã ùn tắc lại càng ùn tắc thêm, và thậm chí càng nặng nề hơn.

Đây chính là hậu quả của việc nóng vội của các cơ quan của Chính phủ. Đặc biệt là Bộ Công an cần phải nghiêm túc nhìn nhận lại. Tại sao không áp dụng thí điểm triển khai Nghị định 168 trong phạm vi hẹp, để có thể điều chỉnh sự bất cập nếu có sẽ xảy ra? Tại sao quy định thời hạn thông báo trước 45 ngày, khi Nghị định được áp dụng không được tôn trọng?

Theo giới phân tích, ông Tô Lâm và lãnh đạo của Bộ Công an không ý thức được tầm quan trọng của vấn đề. Nếu như Nghị định 168 thất bại như đã thấy, sẽ ảnh hưởng tới vị thế chính trị của Tổng Bí thư Tô Lâm như thế nào?

Nghị định 168 đã vấp phải các phản ứng tiêu cực từ công chúng, dẫn đến sự bất mãn trong xã hội có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Giáo sư Carl Thayer nhận định, nếu tình trạng hỗn loạn và phẫn nộ trong công chúng tiếp tục gia tăng, tới đây, ông Tô Lâm có thể phải can thiệp và đình chỉ Nghị định này. 

Bởi lý do, vấn đề này có thể ảnh hưởng đến uy tín của Tổng Bí thư Tô Lâm, đặc biệt khi Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 14 đang đến gần. 

Chưa hết, giới chuyên gia pháp lý cho rằng, Nghị định 168 có thể vi phạm Khoản 2 Điều 14 của Hiến pháp 2013, liên quan đến vấn đề nhân quyền. Cụ thể, quyền con người chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của các luật, trong khi Nghị định 168 không phải là luật, và nó chỉ là văn bản dưới luật, chỉ có giá trị hướng dẫn thi hành luật mà thôi. 

Nghị định 168 được Bộ Công an đề xuất và trình Chính phủ phê duyệt. Việc ban hành Nghị định này được xem là động thái nhằm tăng cường quyền lực cho Bộ Công an, do ông Tô Lâm lãnh đạo trước đây. 

Quan trọng hơn, phát biểu của ông Lương Cường đã cho công luận thấy trách nhiệm chính trị trước Đảng và trước nhân dân của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Do đó công luận nhận định rằng, ông Tô Lâm cùng lãnh đạo Bộ Công an cần có sự điều chỉnh kịp thời việc thực thi Nghị định 168 – một chủ trương được cho là mang tính “hại dân”.

Trà My – Thoibao.de